liên hệ ngay để được tư vấn 024-3939-2525 giờ mở cửa: 9:00 - 21:00 Thứ 2 - Chủ nhật

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở bà bầu. Tuy là biến đổi sinh lý bình thường, nhưng những cơn đau nhức thường làm xáo trộn sinh hoạt, giấc ngủ của thai phụ. Nhiều bà bầu đã phải chịu đựng những cơn đau kéo dài, dai dẳng mà không điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

ĐAU MỎI VÀ CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI MANG BẦU
Ngày 10 tháng 06, 2020 - Lượt xem: 2282

 1. Đau nhức lưng hông


Nguyên nhân gây đau vùng lưng hông

* Những biến đổi về tư thế để thích nghi với bào thai ngày một to ra làm cột sống đoạn thắt lưng và đoạn cổ phải ưỡn về phía trước, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau nhiều hơn so với trước khi mang thai. Đây là nguyên nhân quan trọng gây đau lưng.

* Khối lượng cơ thể người mẹ tăng tạo áp lực nâng đỡ cho xương khớp, đặc biệt cột sống gây hiện tượng đau lưng khi mang thai. * Ở những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu và cùng cụt làm cho khung chậu dễ thay đổi và tăng độ rộng là lý do khiến bà bầu thường xuyên đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng hông.

Biện pháp khắc phục

* Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ cố gắng nằm nghiêng về một bên. Dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.

* Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội…giúp cơ thể bà bầu thư giãn, giảm bớt tình trạng đau nhức, mệt mỏi

* Mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa giúp bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe. * Sử dụng các liệu pháp massage, ngâm chân thảo dược, dùng túi chườm nóng để giảm đau mỏi

2. Chuột rút khi mang bầu.


Nguyên nhân gây chuột rút

- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lục nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân.

- Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân.

- Mất nước khiến cơ thể bị rối loại điện giải gây ra tình trạng chuột rút.

- Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.

Biện pháp khắc phục

- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Thực hiện các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng từ vùng đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân.

- Gác chân lên gối cao (mềm) khi nằm ngủ. Nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông khắp cơ thể, đặc biệt là vùng bắp chân.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể theo từng giai đoạn của thai kỳ, từ 800- 1500mg canxi nguyên tố/ngày. Cách khắc phục tình trạng  chuột rút

- Uống nhiều nước, tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước.

- Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.

3. Phương pháp trị liệu an toàn và hiệu quả.

Làm mềm cơ màng cơ bằng phương pháp của Nhật Bản giúp các mẹ bầu tránh được các cơn đau mỏi trong suốt thai kỳ. Đây là phương pháp trị liệu an toàn, không đúng thuốc là lừa chọn số 1 của các mẹ bầu.

Trung tâm Raku Raku là trung tâm duy nhất tại Hà Nội điều trị màng cơ và cơ ở Việt Nam hiện nay.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

RAKU RAKU CENTER
ADD: 53 PHAN KẾ BÍNH KÉO DÀI, CỐNG VỊ, BA ĐÌNH, HÀ NỘI
📞 024 3939 2525

Danh mục
Tin liên quan